Nâng cao ya thức người dân trong phòng, chống dịch COVID-19
Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh và thành phố tiếp tục diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm mới tăng nhanh trong các khu công nghiệp, trường học và khu dân cư, đã xuất hiện một số ổ dịch lớn, ngấm sâu trong cộng đồng.

Thành phố Thanh Hóa sẽ tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, thành phố Thanh Hóa kêu gọi mỗi người dân cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19 với “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:
KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP đông người.
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Hiện nay, có một bộ phận người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa,đặc biệt là đối tượng người già đang có tư tưởng ngại tiêm, sợ tiêm vắc xin phòng COVID – 19. Lý do một bộ phận người dân sợ tiêm, ngại tiêm phòng COVID – 19 chủ yếu là họ có bệnh nền hoặc còn nghi ngờ vào hạn sử dụng của vắc tin nên còn trì hoãn, chưa dám tiêm. Vì vậy, mỗi người dân phải xem việc được tiêm vắc xin là quyền lợi, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, từ đó tham gia bảo vệ sức khỏe cho gia đình, những người xung quanh và cộng đồng. Theo ngành y tế khuyến cáo, những người cao tuổi, người có bệnh nền (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...) là nhóm người có nguy cơ nhiễm cao, mắc COVID - 19 nặng nên là đối tượng nguy cơ cần được tiêm vắc xin, tuy nhiên chỉ tiêm chủng khi bệnh đã ổn định, các chỉ số đường huyết, mạch, huyết áp ở giới hạn bình thường. Người dân hãy yên tâm vì tất cả các loại vắc xin được đưa vào tiêm phòng đều được kiểm định nghiêm ngặt và được Bộ Y tế cấp phép.
Tiêm phòng vắc xin COVID – 19 sẽ giúp người dân phòng được bệnh và không lây bệnh cho người khác. Trong trường hợp người được tiêm vắc xin nếu có mắc bệnh thì bệnh cũng thường nhẹ, mau khỏi, thời gian mang vi-rút cũng ngắn và khả năng phát tán vi-rút ra môi trường xung quanh cũng sẽ ít hơn nhiều so với người chưa được tiêm vắc xin.Nếu càng có nhiều người tiêm vắc xin để phòng bệnh thì càng có ít người mắc bệnh, không phải mất nhiều tiền cho việc điều trị bệnh, hệ thống y tế không bị quá tải từ cơ sở vật chất đến nhân lực, các cán bộ y tế có đủ trang thiết bị cũng như sức khỏe để có thể chăm sóc tốt nhất cho số ít bệnh nhân, tăng tỷ lệ khỏi bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, xã hội không phải đầu tư nhiều cho công tác phòng, chống dịch.
Mục tiêu xuyên suốt của chiến dịch phòng chống dịch COVID – 19 là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết, gắn với việc thực hiện mục tiêu kép, chiến lược “5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp khác. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, thành phố Thanh Hóa thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch với quan điểm “nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân, vắc xin và thuốc chữa bệnh COVID – 19 là quyết định”, trong đó ý thức vẫn là vắc xin quan trọng nhất, người dân nào không thực hiện tiêm vắc xin nếu mắc COVID – 19 phải tự chi trả chi phí điều trị.
Kim Dung
- Công khai danh sách vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
- NỘI DUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2023/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
- THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THANH HOÁ
- 10 ĐIỀU LƯU Ý CÁN BỘ CÔNG CHỨC KHI DÙNG FACEBOOK, TIKTOK
- BAO NHIÊU NĂM TUỔI ĐẢNG THÌ CÓ TIỀN THƯỞNG?
- MỐI NGUY HIỂM TỪ CÁC LOẠI THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP TỰ CHẾ BIẾN
- CẦN CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN CÁC NỀN TẢNG SỐ
- NHIỀU NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2025 CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐÃ HOÀN THÀNH
- RÀ SOÁT TOÀN BỘ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ SẢN XUẤT ĐẾN TIÊU DÙNG
- KHUYẾN CÁO KHÔNG NÊN ĐỂ LỌT DỮ LIỆU CÁ NHÂN TỪ CÁC ỨNG DỤNG
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289