Bài tuyên truyền về cải cách hành chính
Bài tuyên truyền về cải cách hành chính
Công cuộc Cải cách Hành chính ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn trải nghiệm và bước đầu đạt được những thành tựu nhất định. Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính công ở Việt Nam đã xác định rõ 6 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính; đồng thời định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Trong giai đoạn I (2001-2005), Chính phủ Việt Nam tập trung vào tạo dựng cơ sở cho cải cách hệ thống hành chính công như xây dựng cơ chế một cửa một dấu (OSS) và phân cấp trao quyền cho cơ sở. Trong giai đoạn II (2006-2010), CCHC tiến thêm một bước khẳng định sự phân cấp nhưng cũng nhấn mạnh dân chủ cơ sở và sự tham gia thực sự của người dân nhằm mục đích xây dựng một cơ chế hiệu quả, công khai, có trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước ở địa phương. Mặc dù được tiến hành cách đây hàng chục năm, nhưng cho đến nay không nhiều người dân, thậm chí cả cán bộ công chức nhà nước hiểu rõ về công cuộc cải cách hành chính. Có lẽ đây cũng là một lý do khiến cho công cuộc cải cách hành chính tuy được triển khai từ lâu nhưng còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Một phần cũng do công tác tuyên truyền còn hạn chế, khiến cho người dân hiểu cải cách hành chính đơn thuần chỉ là giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà và chống tham nhũng. Với mục tiêu cung cấp cho độc giả những hiểu biết cơ bản và những quan điểm, góc nhìn khác nhau về công cuộc cải cách hành chính đang được tiến hành ở Việt Nam. Cải cách hành chính là gì? CCHC là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn và phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.
Chương trình CCHC nhà nước đã xác định các mục tiêu bao gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
- Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tôc, của đất nước.
- Xây dựng đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
- Công khai danh sách vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
- NỘI DUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2023/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
- THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THANH HOÁ
- 10 ĐIỀU LƯU Ý CÁN BỘ CÔNG CHỨC KHI DÙNG FACEBOOK, TIKTOK
- BAO NHIÊU NĂM TUỔI ĐẢNG THÌ CÓ TIỀN THƯỞNG?
- MỐI NGUY HIỂM TỪ CÁC LOẠI THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP TỰ CHẾ BIẾN
- CẦN CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN CÁC NỀN TẢNG SỐ
- NHIỀU NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2025 CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐÃ HOÀN THÀNH
- RÀ SOÁT TOÀN BỘ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ SẢN XUẤT ĐẾN TIÊU DÙNG
- KHUYẾN CÁO KHÔNG NÊN ĐỂ LỌT DỮ LIỆU CÁ NHÂN TỪ CÁC ỨNG DỤNG
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289